Địa lý Thái_Bình_Dương

Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thái Bình Dương.Hoàng hôn trên Thái Bình Dương nhìn từ Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).

Thái Bình Dương ngăn cách châu Áchâu Úc với châu Mỹ. Đại dương này có thể được chia thành hai phần nhỏ hơn là Bắc (Bắc Thái Bình Dương) và Nam (Nam Thái Bình Dương) bởi đường xích đạo. Với diện tích 165,2 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), Thái Bình Dương chiếm khoảng một phần ba diện tích bề mặt Trái Đất, lớn hơn con số 150 triệu km2 (58 triệu dặm2) diện tích của toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại.[23]

Thái Bình Dương trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Beringvùng Bắc Cực đến ranh giới phía bắc của Nam Đại Dương tại vĩ tuyến 60 °N (các định nghĩa trước đây cho rằng nó trải dài đến biển Ross). Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của Thái Bình Dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài xấp xỉ 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến vùng duyên hải Colombia—con số tương đương chiều dài nửa vòng Trái Đất và gấp hơn năm lần đường kính Mặt Trăng.[24] Thái Bình Dương cũng là nơi tồn tại điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất, nó nằm ở độ sâu 10.911 m (35.797 ft; 5.966 fathom) trong rãnh Mariana. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 4.280 m (14.040 ft; 2.340 fathom).[1]

Do sự tác động của kiến tạo mảng, Thái Bình Dương hiện đang thu hẹp với tốc độ khoảng 2,5 cm (0,98 in) mỗi năm ở ba phía, hay chừng 0,52 km2 (0,2 dặm2) diện tích mỗi năm. Ngược lại, kích cỡ của Đại Tây Dương đang dần tăng lên.[25][26]

Dọc theo rìa phía tây của Thái Bình Dương tồn tại rất nhiều biển, lớn nhất trong số đó phải kể đến biển Celebes, biển Coral, biển Hoa Đông, biển Philippine, biển Nhật Bản, biển Đông, biển Sulu, biển Tasman, và Hoàng Hải. Trong khi eo biển Malacca nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ở phía tây thì ở phía đông, hai eo biển DrakeMagellan nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Ở phía bắc, Thái Bình Dương nối với Bắc Băng Dương qua eo biển Bering.[27]

Bởi kinh tuyến 180 nằm giữa Thái Bình Dương nên ta có thể coi đó là ranh giới phân chia Thái Bình Dương ra làm hai phần: Tây Thái Bình Dương (tiếp giáp châu Á) thuộc về Đông bán cầu, và Đông Thái Bình Dương (tiếp giáp châu Mỹ) thuộc về Tây bán cầu.[28]

Trong gần như toàn bộ quãng hành trình của Magellan từ eo biển Magellan đến Philippines, nhà thám hiểm thực sự thấy đây là một đại dương yên bình. Tuy nhiên, Thái Bình Dương không phải lúc nào cũng yên bình. Hàng năm luôn có rất nhiều cơn bão nhiệt đới hoành hành trên đại dương này; chúng cũng thường tấn công các đảo và đất liền châu lục tiếp giáp.[29] Vùng vành đai Thái Bình Dương đầy rẫy núi lửa và khu vực này thường bị ảnh hưởng bởi động đất.[30] Đôi khi xuất hiện những cơn sóng thần có nguồn gốc từ động đất dưới đáy biển, chúng phá hủy nhiều hòn đảo và trong một vài trường hợp là toàn bộ các khu dân cư.[31]

Các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp

Quốc gia có chủ quyền

1 Tình trạng chính trị của Đài Loan và Trung Quốc hiện có sự tranh cãi. Để biết thêm thông tin, xem Vị thế chính trị Đài Loan.

Vùng lãnh thổ

Đảo

Micronesia, Melanesia, và Polynesia

Thái Bình Dương có khoảng từ 20.000 đến 30.000 hòn đảo và chúng đa phần nằm ở phía nam đường xích đạo. Các hòn đảo nằm hoàn toàn trong Thái Bình Dương có thể được phân vào ba nhóm chính: Micronesia, MelanesiaPolynesia. Micronesia nằm ở phía bắc xích đạo và phía tây đường đổi ngày quốc tế, bao gồm quần đảo Mariana ở phía tây bắc, quần đảo Caroline ở giữa, quần đảo Marshall phía tây, và Kiribati ở phía tây nam.[32][33] Melanesia nằm về phía tây nam, bao gồm New Guinea, hòn đảo lớn thứ hai trên Trái Đất sau Greenland, quần đảo Bismarck, quần đảo Solomon, quần đảo Santa Cruz, Vanuatu, FijiNouvelle-Calédonie.[34] Cuối cùng, khu vực rộng lớn nhất là Polynesia trải dài từ Hawaii xuống đến New Zealand, với phần phía tây bao gồm Tuvalu, Tokelau, Samoa, Tongaquần đảo Kermadec, ở giữa có quần đảo Cook, quần đảo Societyquần đảo Austral, và phía đông là quần đảo Marquises, Tuamotu, quần đảo Mangarevađảo Phục Sinh.[35]

Các đảo trên Thái Bình Dương thuộc bốn loại cơ bản: đảo lục địa, đảo núi lửa, rạn san hô, và nền san hô nâng cao. Các đảo lục địa nằm phía ngoài đường andesit và chúng bao gồm New Guinea, đảo New Zealand và Philippines. Một trong số những hòn đảo này có sự liên kết về mặt cấu trúc với lục địa lân cận. Các đảo núi lửa có nguồn gốc từ núi lửa, và trên nhiều hòn đảo trong số này hiện vẫn tồn tại những ngọn núi lửa đang hoạt động. Một số đảo núi lửa có thể kể đến như Bougainville, Hawaii, và quần đảo Solomon.[36]

Các rạn san hô ở Nam Thái Bình Dương là những cấu trúc tồn tại ở vùng biển nông hình thành trên dòng chảy dung nham ba-zan dưới bề mặt đại dương; tiêu biểu nhất phải kể đến rạn san hô Great Barrier ngoài khơi Đông Bắc Australia. Một dạng đảo khác hình thành từ san hô đó là nền san hô nâng cao và chúng thường lớn hơn một chút so với các đảo san hô có độ cao thấp. Một vài ví dụ bao gồm đảo Banabarạn san hô vòng Makatea.[37][38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thái_Bình_Dương http://www.abc.net.au/ra/pacific/places/country/na... http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://concise.britannica.com/ebc/article-9374340/... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/137072/c... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/13933/Al... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/325346/K... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/437703/P... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/437703/P... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/437703/P... http://www.britannica.com/science/equatorial-curre...